FREE file pdf. Tài liệu giúp bé nhỏ làm quen 10 cặp chữ cái hoa - thường trong bảng chữ cái tiếng việt: Gg Hh Ii Kk Ll Mm Nn Oo Ôô Ơơ. Thiết kế có kèm hình ảnh dễ thương cho các con tô màu để bé nhớ lâu. Và như mọi khi, tất cả hình ảnh đều sắc nét, đạt chuẩn in ấn 300 dpi.
Theo cách thông thường, người ta bắt đầu cho bé làm quen trước với những chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái A Ă Â hoặc A B C. Tuy nhiên, có cách dạy khác mà có thể giúp bé cảm thấy yêu thích và gần gũi hơn với các con chữ, từ đó con ham muốn được biết, đó là bắt đầu với 3 chữ thân thương nhất: chữ cái đầu của tên con (hoặc tên ở nhà), tên người thân thuộc hoặc tên nhân vật hoạt hình/truyện bé thích.
Vd: bé tên Linh thì bạn bắt đầu dạy bé 3 chữ cái: Ll (Linh), Mm (mẹ), Chữ cái thứ 3 có thể là Bb (ba hoặc bà), chữ đầu tên chị gái/anh trai, Ee (nếu bé thích Elsa), ...
Để giúp bé hiểu mối liên hệ giữa chữ hoa và chữ thường, thì khi nói chuyện với con, bạn có thể gọi chữ hoa là mẹ, chữ thường là em bé/con. VD lờ mẹ (L) và lờ em bé (l). Con rất thích và nhờ đó cũng biết là 2 chữ này có quan hệ mật thiết với nhau. Sau này, khi bé chuẩn bị tập đọc, bạn có thể đổi tên gọi thành chữ hoa - chữ thường, bé sẽ hiểu nhanh mà không có vấn đề gì.
Có thể bạn quan tâm: TOP đồ chơi giáo dục cho bé - ý tưởng tặng quà Noel cho con
Ngoài ra, việc làm quen chữ cái của bé sẽ thú vị và hiệu quả hơn rất nhiều nếu được kết hợp với nhiều loại hình trò chơi tương tác khác. Sự thay đổi các trò chơi sẽ giúp bé đỡ nhàm chán và ghi nhớ lâu qua việc nhìn thấy các chữ cái nhiều lần trong nhiều hoạt động. Khi cho bé tô màu 1 chữ cái nào đó, bạn hãy cho con chơi kèm bộ chữ cái nam châm bằng cách đặt chữ cái đó lên cửa tủ lạnh (vì đây là nơi bé hay đến). Sau khi bé học được mấy chữ đầu rồi thì bạn cho bé chơi lật thẻ chữ cái theo bài hát ABC tiếng Việt của Vy Oanh nhé.
Và bạn cũng đừng quên cùng bé đọc sách mối ngày để con vừa mở rộng kiến thức lại thêm thêm yêu các con chữ. Tuổi này thì bạn có thể chọn các cuốn sách về cuộc sống thật (không phải thần tiên) có ít chữ và nhiều hình ảnh, tương tự như Bộ Sách tương tác - Khám phá thể giới.
Có thể bạn quan tâm - Tài liệu hiện đạt Top Tải của thư viện hiện nay:
Chuẩn bị
- In file pdf cuối bài trên giấy A4. Tham khảo máy in gia đình giảm giá tại đây.
Cách dùng tài liệu
Tuỳ ý thích của bé mà bạn chọn một trong những cách sau để bé trang trí các chữ rỗng: dùng bột nặn, xếp mẩu đồ chơi nhỏ, xếp đá sỏi, xếp pom pom, cho xe chạy trong chữ, tô màu, xé nhiều mẩu giấy màu nhỏ dán, v.v.
Còn hình ảnh minh họa cho các chữ cái thì bé có thể tô màu tự do.
Đây là phần 2 của bộ Tô chữ rỗng Bảng chữ cái tiếng Việt hiện Thư viện Chơi mà Học đang thực hiện. Bạn có thể tải Bảng chữ cái rỗng phần 1 từ Aa đến Êê tại đây. Còn phần 3 đang trong quá trình thiết kế, khi nào xong là sẽ đăng ngay cho kịp các cô/các mẹ dạy bé. Vì vậy, nếu bạn đã chấm bộ này thì nhớ theo dõi cập nhật qua kênh Facebook, Pinterest của Thư viện Chơi mà Học, hoặc nếu bạn đã từng đăng ký nhận quà thì bạn sẽ được cập nhật qua email đấy!
Quan tâm là sẻ chia! Nếu bạn thấy tài liệu này có ích cho mình và cộng đồng, hãy ủng hộ Thư viện bằng cách thả tim cho bài viết, nhấn nút share facebook (f), copy link để share (2 cái móc) và viết bình luận ở cuối bài nhé!
Nếu bạn thấy tài liệu này có gì sai sót hoặc bạn gặp khó khăn khi tải, hãy báo cho Cô thủ thư qua phần mềm chat "facebook messenger" ở góc phải bên dưới.
Nếu bạn cần tìm thêm tài liệu có nội dung khác thì đánh từ khóa vào ô tìm kiếm ở đầu trang. Bạn cũng có thể nhấn vào 1 thanh tag ở cuối bài để tải các tài liệu cùng chủ đề. Hoặc vào Mục lục xem thêm.
Thư viện Chơi mà Học mong sao các con cảm thấy #HọcTiếngViệtThiệtLàDzui với tài liệu này!
Mời bạn tải file in pdf bên dưới
Bình luận